AcBel_M8 Power 750W Cá vượt Vũ môn
Không bỏ buổi chợ phiên IT nào, Computex 2007 năm nay AcBel đã làm nức lòng người hâm mộ khi ra mắt các dòng sản phẩm mới của hãng, các sản phẩm mới này có nhiều dòng công suất lên tới 800W. Cũng giống như các nhà sản xuất chíp vi xử lý luôn đua xung nhịp để tự khẳng định giá trị thương hiệu của mình thì các ông lớn PSU nhà ta cũng lo đua công suất nhằm đáp ứng được các cấu hình ngày càng ngốn điện hơn (cho dù các nhà sản xuất chíp luôn quảng cáo chíp mình là ít tốn điện nhất). Nêú xét riêng trên phương diện này thì AcBel là kẻ thua cuộc chỉ riêng trong năm 2006 đã có rất nhiều hãng PSU tung ra các con Ác chủ bài lên tới 1.2KW, nhưng trong năm nay có thể cục diện sẽ thay đổi khi AcBel cho tung ra các quân bài của mình và người hâm mộ sẽ mua được PSU AcBel có công xuất lên tới 1.5KW với giá cực kỳ hấp dẫn. Chấp nhận cuộc chơi này sau một thời gian im tiếng bằng việc nâng cấp các sản phẩm dòng R8 lên mức công suất trên 800W và dòng sản phẩm hoàn toàn mới M8 Power với tính năng quản lý cáp (Cable Management) thông minh, sản phẩm này sẽ có mặt trên các báo giá trong tháng 7 (theo thông tin hành lang thì lô hàng này đang nằm tại cảng chờ làm thủ tục hải quan).
Ngay sau Computex Taiwan, 2 mẫu thử đầu tiên là AcBel R8 Power 800W và M8 Power 750W đã có mặt tại Việt Nam thông qua nhà phân phối chính thức KAS. Nhờ vậy ITConnect mới có dịp dùng thử và có vài cảm nhận muốn chia sẻ với các fan đam mê IT. Giới thiệu trước tiên trong bài viết kỳ này là mẫu M8 Power 750W, đại diện tiêu biểu cho một trường phái PSU AcBel mới.
Thoáng nhìn M8 không khác gì dòng R8 Power 607W đã làm mưa làm gió một thời, cũng vỏ kim loại được sơn tĩnh điện với màu đen bóng, cũng lưới tổ ong thoát nhiệt và công tắc đèn LED cho quạt tách biệt,...nhưng vẻ bề ngoài này chưa nói lên được bản chất thật của M8 bởi sự lột xác của dòng M8 này lại đi từ trong ra theo kiểu dân gian thường nói "bình cũ rượu mới". Hình thức chiếc hộp đựng sản phẩm và các phụ kiện đi kèm M8 750W sẽ được giới thiệu với các Bạn sau, vì cũng giống như lần trước AcBel gửi hàng gấp quá nên lại quên đóng hộp cho em này.
Phía trước không còn cảnh dây nhợ lằng ngoằng là nhờ đến tiện ích quản lý cáp hữu dụng - Cable Management.
Dòng M8 Power có chiều dài lên đến 15cm, dài hơn các mẫu cũ tới 1cm. Trọng lượng tịnh khi không có cáp là 2Kg, trọng lượng riêng của đống cáp đi kèm lên tới 0.5Kg.
Tuy có kích thước lớn hơn nhưng M8 Power vẫn theo truyền thống dùng quạt làm mát có kích thước 120mm. Phía sau, đường gió nóng đi ra không bị cản trở nhờ thiết kế lưới thoát nhiệt theo dạng tổ ong, 1 công tắc cho bạn nếu không thích màu mè đèn đóm trên quạt thì có thể tự mình tắt nó đi, 1 công tắc nguồn chính với ánh sáng vàng truyền thống thông báo sự có mặt của điện áp cung cấp.
Toàn bộ mặt lưng PSU được chừa trống dành chổ cho hệ thống cáp được thiết kế cho người dùng với toàn quyền sử dụng. Tính năng Cable Management trong PSU được coi như một sự cải tiến mới trong công nghệ sản xuất PSU, nó cho phép người dùng bỏ bớt các đầu cáp thừa không dùng đến và cũng không biết để đâu trong lòng case chật hẹp, nó làm cho bên trong case được thông thoáng hơn đồng nghĩa với việc làm gia tăng hiệu quả tản nhiệt cho hệ thống bởi luồng không khí không còn bị cản trở do cáp PSU gây ra. Hệ thống Cable Management trên PSU AcBel M8 được thiết kế với 6 cổng kết nối 4 pin nằm ngang dành cho thiết bị (FDD, HDD, CD,...) và 2 cổng 6 pin dành cho VGA, thiết kế này rất an toàn vì nó không cho phép bạn cắm lộn cáp, chỉ có một chiều duy nhất để cắm cáp vào các cổng kết nối và cáp sẽ được giữ lại bằng ngàm cài an toàn. Riêng đầu nguồn ATX 24 pin, ATX12 4 pin và EPS12 8 pin vẫn được nối từ trong PSU đi ra như bình thường.
Với AcBel thì nỗi lo sợ thiếu đầu cấp nguồn cho thiết bị có trong hệ thống là điều không tưởng. Không chỉ riêng cho các dòng PSU công suất cao của hãng mà cả các dòng PSU giá bèo như E2 390 số lượng đầu cấp nguồn cũng luôn luôn dư hơn nhu cầu sử dụng thực tế. M8 Power cũng vậy, nó được trang bị số lượng cáp trên đầu cấp nguồn khá "hoành tráng", ngoài các đầu cấp nguồn cho mainboard (ATX) và CPU (ATX12V/EPS12V) phải có, thì nó còn cho bạn thêm:
- 2 cáp SATA với 8 đầu cấp nguồn.
- 4 cáp cho thiết bị ngoại vi (HDD, CD,...) với 12 đầu cấp nguồn trong đó có 2 dành cho FDD.
- 1 cáp 8 pin cho VGA với 1 đầu cấp nguồn.
- 2 cáp 6 pin cho VGA với 2 đầu cấp nguồn.
Số lượng dây cáp tương đương với số đầu cắm trên PSU nên khi cắm hết cáp vào thì ta chỉ có thể dư ra cáp dành cho VGA. Số lượng cáp dành cho VGA card chạy trên các hệ thống đồ họa kép có phần giới hạn, M8 chỉ cung cấp cho bạn khả năng chơi SLI từ dòng 8800GTS trở xuống hay với hệ thống chạy CrossFire với dòng X1K. Nếu đơn giản bạn chỉ muốn chạy Card đơn thì M8 750W chấp nhận kết nối với các dòng card đỉnh hiện nay như 8800Ultra hay HD2900XT một cách nhanh chóng thông qua cặp đầu PCI-E 6+6 pin hay PCI-E 6+8 pin.
Sự thay đổi "nhỏ" trong PSU AcBel M8 Power Cable Management bắt đầu được thể hiện từ đây.
Đúng theo các đánh giá ban đầu trên các dòng PSU trước đây của AcBel, nếu muốn có một công suất lớn hơn hay muốn bước lên một đẳng cấp khác thì AcBel phải biết từ bỏ đi các "bộ máy" hoàn hảo ban đầu vì các engine này chỉ tối ưu cho mức công suất từ 700W trở xuống. Nay trên dòng PSU M8 Power điều đó đã được khẳng định lại, một block máy mới đã được gắn vào chiếc xe AcBel phân khối lớn. Nào chúng ta hãy từng bước tháo bộ máy này ra xem coi có điều gì đã giúp AcBel đạt được mức công suất cao hơn giới hạn 700W.
Thoáng nhìn qua lớp lưới PSU, bạn dễ lầm tưởng M8 có engine giống các dòng Real Power khác của AcBel, bởi vị trí bộ lọc EMI và đôi Diode cầu vẫn được đặt nằm ở vị trí cũ.
Các thành phần mạch PFC đã được thay đổi. Biến áp PFC là cuộn dây được quấn quanh một lõi hình xuyến kết hợp với tụ lọc chính cho khả năng phản ứng nhanh với tần số hiệu chỉnh cao tốt hơn kiểu biến áp xung trên lõi chữ E thông dụng. Module điều khiển mạch PFC và PWM được đặt chung trên một bảng mạch và giờ đây biến áp xung kích các MOSFET công suất được kéo lại gần mạch điều khiển PWM hơn để tránh ảnh hưởng nhiễu điện cho các thành phần khác do xung nhịp cao.
Không sử dụng cặp đôi tụ nhưng bình thường, giờ đây M8 Power chỉ hoạt động nhờ vào 1 cây tụ duy nhất với dung lượng lớn lên tới 560uF/400V. Tụ được sử dụng trong M8 Power thuộc dòng GM của Elite với đặc tính kích thước nhỏ nhưng dung lượng lớn, điện áp hoạt động cao, sức chịu dòng cao (High current), đặt biệt dòng tụ GM này có tuổi thọ khi hoạt động cao nhờ sức chịu đựng được nhiệt độ lên tới 85 độ C.
Còn lại toàn bộ tụ sử dụng trong PSU khác đều dùng của hãng Ltec (Taiwan) có chất lượng được các nhà sản xuất PSU uy tín tin dùng bấy lâu nay.
Nếu tháo biến áp công suất (Power Transpormer) ra để so sánh với dòng R8 607W thì có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy kích thước của biến áp công suất trên M8 750W lại nhỏ hơn rất nhiều. Tại sao lại như vậy được nhỉ? trong khi công suất M8 tăng lên hơn 150W mà kích thước linh kiện lại bị giảm xuống đáng kể? Đây chính là bí quyết công nghệ được ứng dụng trong các PSU công suất lớn, không chỉ riêng AcBel mà các hãng khác như PC Power & Cooling, SliverStone,...đã ứng dụng để vượt qua ngưỡng công suất 600W. Công nghệ đó có thể hiểu một cách đơn giản hơn là: Biến áp hoạt động được là nhờ sự cảm ứng từ, dòng điện chạy trong cuộn dây sơ cấp (phần được nối với các MOSFET và mạch PWM) biến thiên tạo ra một từ trường biến thiên trong cuộn dây biến áp, từ trường này lại tác động đến cuộn dây thứ cấp (phần DC ra các đầu nguồn như 3.3V, 5V,...) tạo ra dòng điện mà ta thường gọi là dòng cảm ứng cấp cho các phụ tải. Do vậy, biến áp sẽ phải phụ thuộc vào các giá trị: điện áp, dòng điện và chu kỳ dòng điện biến thiên (xung nhịp hay tần số). Với kích thước có giới hạn của PSU, người ta không thể cứ tăng mãi kích thước biến áp để đạt được một công suất lớn hơn, lúc này giải pháp chính là tăng tần số xung nhịp hoạt động cho biến áp khi tần số tăng thì hệ quả sẽ là hệ số từ cảm trên biến áp tăng lên sẽ cho phép tỉ lệ điện áp trên các vòng dây tăng đáng kể, người ta sẽ không cần phải tăng tiết diện dây (tăng cường độ dòng điện) và giảm đi số lượng dây quấn trong biến áp. Kết quả, biến áp có kích thước nhỏ nhưng vẫn đảm bảo công suất. Trong M8 Power kích thước biến áp giảm còn do một nguyên nhân khác được nói ở phần sau.
Biến áp cung cấp điện áp 5VSB được điều khiển bời duy nhất 1 IC tích hợp, nên ta không còn thấy con MOSFET đơn lẻ nằm trên tản nhiệt chịu trách nhiệm điều khiển đường 5VSB này. Toàn bộ tản nhiệt được nhường hết cho mạch công suất PWM và PFC, tránh được sự ảnh hưởng bởi nhiệt độ cho phần 5VSB.
Nhờ xung nhịp hoạt động cao nên cái lợi đầu tiên ta thấy được là M8 không cần các cặp MOSFET to "vật vã" mà chỉ cần các con MOSFET tí hon này, cái lợi thứ hai khi MOSFET hoạt động với xung nhịp cao (có thể lên tới 190kHz) thì công suất tiêu tán trên MOSFET sẽ nhỏ đồng nghĩa với việc nhiệt lượng tỏa ra sẽ thấp hơn.
Các Diode nắm điện thứ cấp nơi tạo ra các đường điện 3.3V, 5V hay 12V cũng không thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của tần số. Kích thước của chúng cũng tương đương với các MOSFET - Nhỏ và Mát. Cảm biến nhiệt độ đã không còn giám sát nhiệt độ cho Biến áp công xuất như trên các engine cũ nửa (xem thêm bài review AcBel iPower Gold 500W), khối nhiệt lượng lớn nhất bây giờ đã chuyển qua tản nhiệt cho các Diode nên cảm biến nhiệt độ cho PSU cũng vì vậy mà chuyển qua theo.
Quạt làm mát với màu đèn xanh dương huyền ảo trong đêm, với kích thước 120mm thuộc dòng quạt Magic (Protechnic Electric) với độ bền vượt trội có tuổi thọ lên đến 200.000 giờ hoạt động. Các thông số kỹ thuật cơ bản vẫn thế: 12V/0.38A/2500RPM tuy nhiên khi kết hợp với mạch điều khiển quạt thông minh (smart fan) của M8 Power điện áp cung cấp cho quạt sẽ được đẩy lên mức 14V khi hữu sự, lúc này tốc độ quạt sẽ là 2800RPM dư sức tống hết khối không khí nóng trong PSU ra ngoài. Còn bình thường quạt sẽ hoạt động ở mức 800 RPM đem đến sự bình yên cho người sử dụng lúc đêm khuya thanh vắng.
Một sự thiếu sót khi không nói đến việc M8 Power được lắp ráp trên bảng mạch in 2 mặt, cho độ phủ linh kiện cao. Phần dưới mạch in, các linh kiện đeo bám với nhau thành từng khối chức năng riêng biệt:
- Khối bảo vệ quá nhiệt và smart fan (OTP/Smart fan control) được thiết lập bởi 1 IC LM339.
- Khối bảo vệ (Protector Circuit) quá dòng, quá áp, chạm tải,... lại được cặp IC LM339 và PS224U (nằm bên kia mạch in) đảm trách.
- Khối ổn áp cho đường 3.3V (3.3V Regulator)...Đây chính là điểm nhấn ấn tượng của dòng M8 Power. Theo chuẩn ATX12V thì đường 3.3V vẫn cần thiết cho các thiết bị trong PC, nhưng yêu cầu thực tế về dòng điện trên đường này và cả đường 5V trên các thiết bị linh kiện trong PC không cao mà chúng đã chuyển qua ăn điện trên đường 12V nhiều hơn. Vì lý do như vậy AcBel đã khôn ngoan trích xuất dòng điện từ đường 12V xuống còn 3.3V thông qua mạch ổn áp này, điều này có lợi là thay vì phải quấn thêm một số vòng dây đáng kể trên biến áp công suất riêng cho đường này thì nay biến áp chỉ có trách nhiệm tạo ra điện áp và dòng điện cho đường 12V và 5V - lý giải thêm tại sao biến áp trên M8 lại có kích thước nhỏ hơn. Do không hiện hữu cuộn dây 3.3V nên M8 Power có thể tăng thêm công suất bằng việc tăng thêm tiết diện dây cho đường 12V lớn lên thêm một chút. Ta được gì khi sử dụng công nghệ này? Đó chính là tối ưu cho việc sử dụng năng lượng cho PSU, nếu trên các PSU sử dụng 3 cuộn dây cho 3 đường điện thế chính thì khi bạn sử dụng PSU này trên một cấu hình máy tính có nhu cầu cao về đường 12V thì công suất trên đường 3.3V lại bị bỏ phí trong khi khả năng của đường 12V thì có giới hạn. Trong M8 mọi việc diễn ra hoàn toàn khác, do dòng điện cung cấp từ đường 3.3V được lấy từ đường 12V qua, nên khi hoạt động trong các cấu hình máy tính đói 12V thì toàn bộ năng lượng của đường 12V sẽ được cung cấp đầy đủ cho phụ tải bằng việc bớt đi năng lượng cung cấp trên đường 3.3V do nhu cầu từ hệ thống thấp. Và ngược lại, nếu bạn sử dụng các hệ thống cũ với nhu cầu đường 3.3V và 5v cao hơn thì năng lượng từ đường 12V sẽ được chuyển hết qua cho đường 3.3V. Quá tuyệt vời đúng không bạn!? PSU AcBel M8 Power sẽ có tính tương thích cao với tất cả các cấu hình máy tính cho dù nó thuộc thế hệ nào và từng Watt năng lượng sẽ được sử dụng mà không phí phạm. Tuy nhiên, AcBel cũng chưa tự tin lắm với cải cách này bằng việc vẫn còn thiết kế đường 5V theo kiểu truyền thống, công nghệ chia sẽ dòng điện này đã được ứng dụng trên các mẫu PSU cao cấp của các thương hiệu cũng thuộc dạng cấp cao như SilverStone dòng Zeus với chỉ duy nhất 1 đường 12V và 2 đường 3.3V, 5V là lấy từ đường 12V xuống.
Các cảm biến dòng điện cho 4 đường 12V.
Sử dụng PS224U Protector IC của hãng SITI cũng được coi như một sự thay đổi mới trong M8. IC này là loại chuyên dùng cho các hệ thống cung cấp năng lượng trong đó có PSU, với 4 kênh dò sai khi được kết hợp thêm với 1 IC khác như LM339 nó sẽ mở rộng khả năng bảo vệ lên rất nhiều như: quá áp OVP, thấp áp UVP, quá dòng OCP, quá nhiệt OTP, quá công suất OPP,...và điều khiển PSU thông qua chân POK và PON.
Để tạo sự tiện dụng cho người dùng với các loại PSU có nhiều đường 12V như M8 Power, AcBel đã chia mã màu dây cho từng đường 12V:
- 12V1 màu vàng/đen. Cung cấp cho: mainboard, molex
- 12V2 màu vàng. Cung cấp cho: CPU thông qua đầu cắm ATX12V 4pin và EPS12V 8pin,
- 12V3 màu vàng/dương. Cung cấp cho: PCI-E
- 12V4 màu vàng/lá. Cung cấp cho: PCI-E
Thể hiện thông tin kỹ thuật danh định rất chi tiết:
- 25A cho hai đường 3.3V và 5V với công xuất tối đa là 190W.
- 18A cho 4 đường 12V với tổng công suất là 624W.
- Cung cấp 3.5A cho riêng đường 5VSB là khá lớn so với các PSU có công suất tương đương, mở rộng khả năng cung cấp năng lượng cấp trước thông qua đường này cho các thiết bị khởi động và khởi động từ xa qua hệ thống mạng LAN hay thiết bị gắn ngoài qua cổng USB.
- Tổng công suất (TOTAL POWER) cộng lại = 672.9W + 9.6W (-12V) + 17.5W (5VSB). Ta được công suất danh định của M8 là 700W ... Kỳ lạ quá vậy? 50W còn lại đã đi đâu? trong khi trên tem lồ lộ con số 750W to tướng! Điều này cũng bình thường thôi vì bắt đầu từ hôm nay AcBel sẽ sử dụng 2 giá trị công suất cho PSU của mình: 1 là công suất được tính trong bảng thông tin kỹ thuật (700W) cộng với hệ số hoạt động an toàn là 50W để ra công suất danh định tối đa được ghi trên tem là 750W.
Lý do là, với các dòng PSU AcBel trước đây như iPower, Digital Power hay R8 có công suất hiệu dụng thực tế luôn cao hơn công suất danh định (ghi trên tem) từ 50W đến 100W trong các thử nghiệm trước đây, nhưng điều này người tiêu dùng bình thường hoàn toàn không biết khi chọn mua các sản phẩm của AcBel do vậy việc đầu tư cho PSU AcBel chưa thật sự hiệu quả, ví dụ: Cấu hình của bạn yêu cầu cần có một PSU có công suất thật là 750W thì bạn phải chọn mua PSU AcBel có công suất đúng với yêu cầu đó và giá của chúng đắt hơn loại 700W khá nhiều. Nhưng với cách thể hiện thông tin mới này, bạn chỉ cần mua cho mình 1 PSU AcBel có công suất danh định là 750W với giá của PSU công suất 700W. Bạn chỉ trả tiền đúng với số Watt mà bạn cần.
Có thể chấp nhận được lời giải thích này nếu M8 Power 750W vượt qua được các thử nghiệm công suất của ITConnect trên mức công suất danh định 750W mà hãng đã công bố.
Đạt mức 749.86W sau 8 giờ thử nghiệm, tổng công suất đường 12V là 48A (571.2W) với điện thế 11.9 (-0.83%) trong sử dụng thực tế có thể công suất đường 12V sẽ tăng cao hơn khi đường điện 3.3V ít sử dụng. Hiệu suất trung bình trên 80%, đặt biệt khi sử dụng 50% tải hiệu suất có thể lên tới 92%, hiệu suất cao sẽ tiết kiệm được cho bạn một khoảng chi phí không nhỏ bằng việc giảm đi điện năng tiêu thụ hằng tháng nhất là với các hệ thống hoạt động 24/24 như server, máy trạm, phòng game online,...Quạt chạy khá êm với mức tải dưới 80% công suất và hơi ồn khi đạt mức 750W. Nhiệt độ cao nhất khi test thử là 42.4 độ C với nhiệt độ phòng là 27.7 độ C, nhiệt độ này nếu so với dòng R8 607W thì có phần cao hơn nguyên nhân có thể do thiết kế trên công suất lớn hơn và các lá tản nhiệt vẫn giữ nguyên nên M8 có phần nóng hơn là lẽ đương nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì M8 sẽ vẫn hoạt động bình thường với nhiệt độ lên tới 70 độ C và đã có mạch bảo vệ quá nhiệt khá hiệu quả, nó sẽ giúp bạn tắt nguồn khi nhiệt độ trong PSU tăng lên tới mức 100 độ C. Tính năng PFC cho phép PSU hoạt động ổn định ở những nơi có điện thế lưới có mức dao động từ 115~230VAC mà không làm ảnh hưởng tới độ ổn định của các đường điện ra.
750W hiệu dụng và có thể cầm cự ở mức 790W trong một khoảng thời gian nhất định, PSU AcBel M8 Power 750W đã cho thấy khả năng thật sự thuyết phục của mình. Với công suất này nó đủ sức đáp ứng các cấu hình chơi game mạnh dựa trên nền tảng single card và chỉ chịu thua công nghệ đồ họa kép ở tầm GeForce 8800GTX và HD2K trở lên do cáp không đủ support. Tính năng Cable Management đã mở rộng không gian bên trong "chiếc tủ máy" bằng việc bỏ đi các dây cáp thừa làm tăng hiệu quả tản nhiệt cho hệ thống và làm tăng giá trị thẩm mỹ cho các case có window.
Tôi có thể khuyên bạn điều gì đây? nếu bạn đón chờ một sự thay đổi khác thường từ AcBel thì M8 Power 750W chính là sự khác thường đó. Hãy xem lại túi tiền vì công nghệ mới cần phải được trả giá xứng đáng nên M8 Power 750W sẽ có giá bán dự kiến là 141 USD (bảo hành 3 năm). Tôi hy vọng M8 sẽ làm bạn hài lòng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn K.A.S
Số 121/18 - Lê Thị Riêng - Q1 - Tp Hồ Chí Minh
Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của AcBel và nhà cung ứng sản phẩm AcBel tại Việt Nam.
Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này
SUSU
View more random threads:
Máy rung viên đạn » Lush 3 của Lovense đặc biệt dễ dàng đưa vào và định vị vào âm đạo nhờ chất liệu mềm mại và hình dạng ấp ủ. Đồ chơi được điều khiển bằng điện thoại thông minh, đóng vai trò như một...
Lush 3 thậm chí còn tốt hơn, dữ dội hơn. Cảm nhận của các nàng