Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3

    ASUS P6T Deluxe - Liệu có phải là một mainboard cho Workstation



    Phần I: Hiệu năng của SAS

    Hiện nay mình đang có dịp dùng thử mainboard ASUS P6T Deluxe và CPU Intel Core i7 920. Ngoài những công nghệ đã có trong dòng main cao cấp của ASUS trước đây, main ASUS P6T Deluxe còn tích hợp thêm công nghệ lưu trữ dành cho Workstation là SAS (Serial Attached SCSI).

    Công nghệ SCSI (Small Computer System Interface) đã thống trị hệ thống lưu trữ dữ liệu trên nền tảng Workstation và Server trong suốt gần 20 năm. Mặc dù SCSI có rất nhiều lợi điểm so với công nghệ ATA truyền thống nhưng sau nhiều lần cải thiện, hiệu năng của công nghệ SCSI đã đi đến giới hạn.



    SAS là kiến trúc kết nối theo kiểu điểm-điểm (point-to-point architecture). Có thể hình dung SCSI với SAS tương tự như là ATA với SATA. Với SCSI thì nhiều thiết bị sẽ được kết nối đến thiết bị điều khiển thông qua một dây cáp chung, các đầu nối sẽ nằm dọc trên dây cáp (tương tự như dây cáp của ATA). Còn với SAS, mỗi thiết bị sẽ được kết nối đến thiết bị điều khiển bằng dây cáp riêng (tương tự như cáp và cổng SATA).



    SAS được thừa hưởng tập lệnh của SCSI, định dạng khung của Fibre Channel, và hình dáng đặc trưng của SATA. Không giống như SCSI phải chia sẻ băng thông của một cáp (tối đa là 320MB/s) với nhiều thiết bị, SAS sử dụng tối đa băng thông của cáp nối (hiện nay là 3Gb/s ~ 375MB/s, công nghệ SAS tiếp theo sẽ có băng thông 6Gb/s).



    Một hệ thống SAS sẽ bao gồm Initators, Expanders và Targets. Initator chính là thiết bị điều khiển, expander giống như một router còn target chính là ổ cứng SAS, SATA hay băng từ.



    Với đầu nối của SAS như hình trên, ổ cứng SATA có thể kết nối với dây cáp của SAS nhưng ngược lại thì không.

    Lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế thì sao. Tò mò mình benchmark thử liền. Vì main ASUS có 2 cổng SAS nên mình dùng 2 ổ chạy RAID 0 luôn. Sẵn tiện có ổ SSD của Intel và ổ Western Digital Raptor X, mình benchmark để so sánh.

    Cấu hình benchmark



    Chương trình benchmark



    Và cuối cùng là kết quả

    Ở benchmark của HD Tune Pro 3.10, tốc độ đọc của 2 ổ IBM SAS ở RAID 0 rất tốt, tuy chưa thể bằng được ổ SSD. 2 ổ Western Digital chỉ bench để tham khảo vì không thể so sánh được với RAID 0.



    Tốc độ ghi của 2 ổ IBM hoàn toàn đánh bại tốc độ ghi cũng là điểm yếu của công nghệ SSD.



    Có thể thấy là tốc độ đọc và ghi của ổ SAS là khá ổn định.



    Với chương trình HD Tach RW 3.0.1.0, kết quả cũng tương tự. Nhưng có điểm đặc biệt là Burst Rate của 2 ổ SAS khá lớn. Tương tự đối với tốc độ ghi của 2 ổ SAS khi quick bench.









    Tiếp theo là chương trình h2bench. Một chương trình bench HDD cho kết quả khá chính xác.





    Tốc độ đọc và ghi của 2 ổ SAS ổn định trên toàn bộ bề mặt của 2 ổ đĩa.





    Kết luận:
    • Ổ SSD có tốc độ đọc nhanh, thời gian truy xuất nhanh và nhỏ gọn nhưng tốc độ write lại là điểm yếu. Hơn nữa SSD hiện nay có dung lượng giới hạn và giá thành cao. Vì vậy SSD thích hợp hơn cho công nghệ di động, cần nhỏ gọn và không cần dung lượng lớn.
    • Ổ SAS có tốc độ đọc và ghi cao và ổn định, thời gian truy xuất không chậm, tuy nhiên khi mua ổ SAS cho một mainboard dành cho desktop thì phải mua thêm 1 bộ điều khiển SAS. Nhưng với main board ASUS P6T Deluxe, bạn chỉ cần mua ổ cứng SAS và tận hưởng tốc độ của công nghệ lưu trữ dành cho server và workstation.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    1
    Phần II : Sức mạnh mới của Intel Core i7

    Cuối cùng, sau hơn 2 năm kể từ khi bộ vi xử lý (CPU) Core đầu tiên xuất hiện (Yonah), Intel tiếp tục giới thiệu một CPU hoàn toàn mới với tên gọi Core i7 (Bloomfield). Intel Core i7 dựa trên cấu trúc vi xử lý hoàn toàn mới Nehalem.



    Nehalem là cấu trúc vi xử lý tiếp nối thành công của cấu trúc Core. Điểm khác biệt đầu tiên của Nehalem là đưa Memory Controller Hub (MCH) vào trong CPU và trở thành Intergrated Memory Controller (IMC). Điều này giúp làm băng thông truy xuất bộ nhớ RAM tăng lên gần gấp đôi và giảm độ trễ của việc truy xuất bộ nhớ. Khái niệm Front Side Bus (FSB) truyền thống được thay thế bằng QuickPath Interconnect (QPI), giúp tốc độ giao tiếp giữa CPU và I/O Hub (Northbridge) được cải thiện.



    Điểm khác biệt thứ hai là việc phân bố lại hệ thống bộ nhớ đệm (cache) bên trong CPU. L2 Cache đã được giảm xuống chỉ còn 256KB cho mỗi nhân, độ trễ giảm 4 chu kì xung nhịp so với Penryn. Thêm vào đó là 8MB L3 Cache, lớn hơn nhiều so với Phenom của AMD và độ trễ cũng thấp hơn.



    Ngoài ra, Nehalem còn đón nhận sự trở lại của công nghệ Hyper-Threading, vốn xuất hiện đầu tiên trên CPU Pentium 4 cách đây 6 năm. Mỗi nhân của CPU có thể thực hiện được 2 thread, vì vậy Core i7 có thể xử lý được 8 thread cùng lúc. Thêm vào đó Nehalem còn có nhiều tính năng khác như Turbo Boost, Virtualization, Enhanced SpeedStep, HD Boost, …



    Core i7 920 là CPU thấp nhất trong dòng Core i7 (ngoài ra còn có Core i7 940 và Core i7 965 Extreme Edition), hoạt động ở mức xung nhịp mặc định là 2.66GHz (133MHz x 20), QPI hoạt động ở tốc độ 4.8GT/s (Core i7 965 Extreme Edition có QPI hoạt động ở tốc độ 6.4GT/s), có 8MB cache L3 và sử dụng socket 1366 giống như Core i7 940 và 965.



    Bo mạch chủ ASUS P6T Deluxe có 16 pha điện cấp nguồn cho CPU, 2 pha cho QPI, 2 pha cho Northbridge và 3 pha cho bộ nhớ RAM, hoạt động trên nền tảng chipset X58 mới nhất của Intel, hỗ trợ CPU Core i7 và 6 khe bộ nhớ RAM có thể hoạt động ở chế độ Triple-Channel, cùng với cả 2 công nghệ multi-GPU là SLI và CrossfireX của NVIDIA và ATI.



    (Một số hình ảnh lấy từ anandtech.com, intel.com và newegg.com)

    Sau đây là một vài kết quả benchmark, mình so sánh thêm với 2 CPU khác là Xeon X3350 trên một server board của Intel và Xeon X5492 (thực ra là QX9650 @ 400*8.5) là CPU Xeon mạnh nhất trên nền Workstation theo Intel.

    Cấu hình benchmark:



    3DMark06 và 3DMark Vantage



    Với 3DMark06, điểm của 920 không hơn X5492 là bao nhiêu (tuy vậy X5492 chạy ở mức xung 3.4GHz nhanh hơn so với 920 chỉ chạy ở mức xung 2.66GHz). Còn với 3DMark Vantage, Core i7 920 đã chiến thắng hoàn toàn dù mức xung hoạt động thấp hơn. CPU X3350 có cùng mức xung 2.66GHz với 920 nhưng hoàn toàn lép vế trong cả 2 chương trình benchmark.

    Cinebench R10



    Khi render chỉ với 1 core, 920 chỉ hơn X3350 (cùng xung nhịp) nhưng thua X5492 (có xung nhịp cao hơn). Nhưng khi sử dụng hết 4 core (8 thread) thì 920 lại vượt lên X5492.

    Còn đây là công nghệ Turbo Boost của Intel. Khi chỉ sử dụng 1 hay 2 core, xung nhịp sẽ tự động tăng lên 1 nấc (133MHz).



    SiSoftware Sandra Pro Business v2009.1.15.40










    Ở phần CPU Benchmark của phần mềm SiSoftware Sandra, Core i7 920 hầu như chiếm ưu thế hoàn toàn, nhưng riêng ở test Cryptography, 920 thua X5492 khá nhiều, chứng tỏ test này phụ thuộc nhiều vào xung nhịp của CPU.







    Với Intergrated Memory Controller, băng thông của bộ nhớ RAM trên nền Core i7 hoàn toàn đè bẹp Xeon X3350 (DDR2 800MHz) và Xeon X5492 (cùng chạy DDR3 ở xung nhịp 1066MHz). Độ trễ của bộ nhớ RAM cũng thấp hơn.

    Băng thông của bộ nhớ đệm (cache) tăng chứng tỏ việc tổ chức lại cache trong Core i7 đã có hiệu quả.

    x264



    Đây là test x264 HD Benchmark 2.0 của trang web Tech ARP.

    http://www.techarp.com/showarticle.aspx?artno=520

    1 file HD MPEG2 1280x720 sẽ được convert theo kiểu 2-pass encode 4 lần, kết quả sẽ được lấy trung bình. Chương trình sử dụng 2 phiên bản khác nhau của x264.









    Ở pass-1, chương trình sẽ chạy qua hết đoạn phim và xem xét từng đoạn nhỏ cần bitrate cao hay thấp. Do pass-1 chỉ là đọc file nên kết quả ko khác biệt nhiều. Ở pass-2 chương trình sẽ dựa vào thông tin thu được từ pass-1 và convert. Core i7 920 hơn cả hai CPU còn lại mặc dù X5492 có xung nhịp cao hơn.

    3DS Max 2009

    Đầu tiên mình sử dụng plugin VRAY 1.50.SP2 cho 3DS Max 2009 để render model cornelltestnew.max, một model khá nổi tiếng để test hiệu năng của hệ thống dùng VRAY.



    Tiếp theo mình render model dragon_character_rig.max. Một model mà tomshardware.com sử dụng để đánh giá CPU. (Xem thêm -> http://www.tomshardware.com/charts/cpu-charts-2008-q1-2008/3D-Studio-Max-9,369.html)

    Core i7 920


    Xeon X3350


    Các bạn chú ý dòng render time ở dưới, Core i7 920 nhanh hơn X3350 10s và nhanh hơn cả QX9770 nếu dựa vào chart của tomshardware.

    Sau đó mình render luôn nguyên đoạn phim con rồng bay của model này.

    Core i7 920


    Xeon X3350


    Có thể thấy X3350 hoàn toàn bị Core i7 920 bỏ xa khi render đoạn phim này (9 phút 38 giây so với 6 phút 56 giây), một phần lý do cũng là vì ổ SSD có tốc độ ghi thua xa 2 ổ SAS RAID 0. Thử tưởng tượng bạn cần render 1 đoạn phim mất chừng vài tiếng thì khoảng cách sẽ còn được nới rộng như thế nào.

    AutoCAD 2009

    Với AutoCAD, mình sử dụng chương trình Cadalyst Systems Benchmark 2008 v5.1, là chương trình dùng để đo hiệu năng làm việc trên AutoCAD của hệ thống. (Xem thêm -> http://www.cadalyst.com/benchmark)



    Kết quả trên là kết quả so sánh giữa hệ thống X3350 và hệ thống Core i7 920 của chương trình Cadalyst Systems Benchmark 2008 v5.1. Có thể thấy điểm tổng Total Index của X3350 chỉ bằng 0.7 lần của Core i7 920, đồng nghĩa với việc Core i7 920 thực hiện công việc với hiệu năng cao hơn 1.43 lần. Các điểm thành phần cũng có ý nghĩa tương tự (điểm CPU, điểm 2D, điểm 3D và điểm HDD).

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    7
    Phần III: Những tính năng hữu ích của ASUS P6T Deluxe

    Ngoài hiệu năng tuyệt vời trên nền X58 + Core i7 đã được chứng nhận, mainboard ASUS P6T Deluxe còn kết hợp thêm nhiều tiện ích cho người sử dụng.

    Đầu tiên là việc hỗ trợ cả 2 chế độ đa card đồ họa SLI và CrossfireX.
    (will update later)

    Tiếp theo là công nghệ ASUS Express Gate.



    Là một ý tưởng khá hay của ASUS giúp người sử dụng nhanh chóng kết nối đến Internet ngay khi mở máy (5 đến 10s) mà không cần hệ điều hành.

    Hãy thử tưởng tượng bạn đang sắp phải đến một cuộc họp mà quên mất phải lấy một vài thông tin quan trọng từ mạng Internet, hay ổ cứng bất chợt bị hư và phải bảo hành, lúc đó Express Gate sẽ giúp bạn luôn kết nối và tận dụng tối đa quỹ thời gian của bản thân.

    Tuy hiện giờ còn hạn chế nhưng theo thời gian Express Gate có thể sẽ kết hợp thêm nhiều tính năng mới hữu ích hơn như xem phim hay nghe nhạc...

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về Express Gate ở đây -> http://event.asus.com/mb/expressgate/index.htm

    ASUS EPU-6 Engine



    EPU-6 Engine là công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nhất của ASUS.

    Nếu là người sử dụng bình thường, có thể bạn không quan tâm nhiều đến vấn đề năng lượng. Nhưng nếu bạn sử dụng máy thường xuyên liên tục mà không tắt máy thì năng lượng và tuổi thọ của hệ thống là điều không thể bỏ qua.

    ASUS EPU-6 Engine tác động trực tiếp đến 6 thành phần cơ bản là CPU, VGA, Chipset, RAM, HDD và cả những chiếc quạt cắm vào mainboard. Khi cần thiết cả hệ thống sẽ hoạt động với hiệu năng cao nhất nhưng khi không cần thiết EPU-6 Engine sẽ giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách tự điều chỉnh cường độ làm việc của các thiết bị, nhờ đó hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, tốn ít năng lượng hơn, êm hơn và mát hơn đồng nghĩa với tuổi thọ cao hơn.

    Cách cài đặt và sử dụng -> http://reviews.amtech.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=842&Item id=73
    Đọc thêm về các công nghệ của ASUS -> http://event.asus.com/mb/6engine/index.htm

    Phần IV: Công suất tiêu thụ và giá thành

    Cấu hình hai hệ thống so sánh vẫn như trên.



    Đầu tiên mình chạy Cinebench R10 và đo công suất ngay tại chỗ cắm dây nguồn với ổ điện, kết quả:

    • Hệ thống Core i7 chạy mất 65s, công suất đo trên đồng hồ trong suốt thời gian chạy là 233Watt
    • Hệ thống X3350 chạy mất 86s, công suất đo trên đồng hồ trong suốt thời gian chạy là 180Watt

    Như vậy nếu lấy thời gian chạy nhân với công suất thì hệ thống Core i7 sẽ là 65*233 = 15145 trong khi hệ thống X3350 là 86*180 = 15480.

    Tiếp theo mình thử render model cornelltestnew.max bằng 3DS Max 2009 và cũng đo công suất:

    • Hệ thống Core i7 chạy mất 88s, công suất đo trên đồng hồ trong thời gian render thay đổi không cố định, nhưng có thể chia ra làm 3 khoảng thời gian là 200Watt, 210Watt230Watt
    • Hệ thống X3350 chạy mất 124s, công suất đo trên đồng hồ cũng thay đổi không cố định là 160Watt, 170Watt180Watt

    Như vậy, chia khoảng thời gian làm 3 và lấy từng phần nhân với từng công suất thu được sẽ có kết quả : 124/3*160 + 124/3*170 + 124/3*180 = 21080 với hệ thống X3350 và 88/3*200+88/3*210+88/3*230 = 18773,33 với hệ thống Core i7.

    Ta thấy cho dù lúc full load CPU hệ thống Core i7 tốn nhiều năng lượng hơn, nhưng để hoàn thành một công việc thì Core i7 lại tốn ít năng lượng hơn hệ thống X3350.

    Core i7 do kích thước lớn hơn, nhiều chân hơn nên tất nhiên công suất tiêu thụ lúc full load cũng cao hơn. Nhưng hiệu năng thu được lại tốt hơn nhiều so với hệ thống X3350. Nếu lấy con số trên chia thêm cho số chân nguồn của CPU (chiếm khoảng 70% số chân) thì khoảng cách lại càng xa. Vì vậy về mặt hiệu quả có thể nói hệ thống Core i7 chiếm ưu thế hoàn toàn.

    Kết luận:

    Mainboard ASUS P6T Deluxe có giá $348, Intel Core i7 920 $319 và RAM DDR3 Corsair 3x1GB $180. Tuy hiện tại thời điểm này còn cao hơn (không nhiều) những hệ thống Xeon 3*** DDR2, nhưng hiệu năng mang lại thật sự ấn tượng.

    Mainboard ASUS P6T Deluxe còn cung cấp 2 cổng SAS miễn phí và giá ổ cứng SAS không thực sự quá mắc (nếu bạn là người thường xuyên sử dụng Workstation, có thể bạn đã sở hữu một ổ cứng SAS rồi).

    Hơn nữa những dòng mainboard cao cấp của ASUS luôn có chất lượng ổn định và phụ kiện phong phú. Hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành của ASUS ở Tp. HCM cũng rất tốt. Nếu tài chính không là vấn dề và bạn đang tìm kiếm một hệ thống hiệu năng cao thì ASUS P6T Deluxe và Core i7 là sự lựa chọn sáng giá.

    tsondt@amtech OCC
    12/2008

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Bro cho mình hỏi chút về việc bộ điều khiển SAS dùng 2 cáp SAS gắn 2 HDD chuẩn Sata2(như WD Caviar Blue cua bro) có thể bật RAID 0 được không ? tại vì chỉ thấy bro test 2 ổ SAS IBM raid 0
    Công nghệ SAS này mình mới biết khá hay thanks bro.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    2 ports SAS trên P6T tương thích ngược với SATA II vì vậy bro có thể dùng bình thường, dĩ nhiên k thể nhanh như real SAS HDD

  6. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    1
    Bài hay quá! Tiếp đê eeeeeeeee!!! :degai:

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    7
    Trích dẫn Gửi bởi Kinkin
    Bài hay quá! Tiếp đê eeeeeeeee!!! :degai:
    Thanks anh. Lần đầu xài mấy softwares cho dân design nên tìm hiểu hơi bị đuối.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    phần render ấn tượng thật, SMT lợi hại wá!!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi leo87hua
    phần render ấn tượng thật, SMT lợi hại wá!!
    xem cho kỹ ... mai mốt có gì phát biểu hen HAHAHAHAA :devil:

  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    7
    Thấy chỉ fần render ấn tượng nhất thui... chắc đây là Tick nên chưa có j nổi trội




    xem cho kỹ ... mai mốt có gì phát biểu hen HAHAHAHAA

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •