Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    [Review] GIGABYTE X99 SOC Force và DDR4 Kingston HyperX Fury 32 GB

    I.Lời mở đầu:
    Như chúng ta đã biết, bộ vi xử lý Intel Core i7-5960X và các mẫu bộ vi xử lý Haswell-E khác được hãng Intel phát hành trên thị trường vào tháng 9 năm 2014 sử dụng socket mới LGA2011-V3 cùng bộ nhớ DDR4 tốc độ cao và không tương thích ngược với các mẫu bo mạch chủ sử dụng socket 2011 trước đây.

    Vì vậy, để có thể tận dụng được sức mạnh từ bộ vi xử lý mới nhất này, hãng GIGABYTE đã mang đến cho người dùng 04 mẫu bo mạch chủ X99 sử dụng nền tảng socket LGA2011-V3 trong đó phiên bản GIGABYTE X99 SOC Force là phiên bản cao cấp nhất với hàng loạt các tính năng phong phú và tiện lợi.

    Về bộ nhớ, hãng Kingston – hãng chuyên sản xuất các thiết bị bộ nhớ nổi tiếng trên thế giới cũng ra mắt mẫu sản phẩm bộ nhớ DDR4 HyperX Furry mới với các bộ kit 8GB, 16GB, 32GB, và 64GB hỗ trợ tốc độ 2133 MHz, 2400 MHz và 2667 MHz cùng độ trễ CAS ấn tượng CL14 và CL15.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ kết hợp bộ vi xử lý Intel Core i7-5960X, bo mạch chủ GIGABYTE X99 SOC Force và bộ nhớ RAM Kingston DDR4 HyperX Furry 32 GB nhằm đánh giá tổng quan tốc độ và sức mạnh mà người dùng nhận được khi trang bị bộ sản phẩm này.

    Đặc biệt cảm ơn hãng Kingston và GIGABYTE đã cung cấp mẫu bo mạch chủ GIGABYTE X99 SOC Force và bộ nhớ HyperX Furry DDR4-2400 32GB để hoàn thành bài viết này.

    [COLOR=rgb(0, 0, 255)]II. Tổng quan về chipset X99 PCH, bộ nhớ DDR4, PCle Gen 3.0 và PCle Lanes:[/COLOR]
    Chipset X99 PCH:

    Các bộ vi xử lý dòng Haswell-E 8 lõi và 6 lõi đều cần phải được đi kèm với dòng chipset Intel thế hệ thứ 9, thường được gọi là X99. Tên mã nội bộ mà Intel đặt tên cho dòng chipset này là Wellsburg, và đối với các bo mạch chủ dòng X99, tên gọi thực sự của chúng sẽ là Wellsburg X-PCH.
    Khi so sánh với bộ vi xử lý Gulftown dòng X58, đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt kể từ khi chip cầu bắc được bố trí ngay bên trong bộ vi xử lý thay vì để bên ngoài như trước đây. Điều đó có nghĩa rằng, bộ vi xử lý Haswell-E mới hiện nay sẽ kết nối trực tiếp đến chipset X99 Express thông qua kết nối DMI.

    Bộ nhớ DDR4:
    Cùng với việc phát triển bộ vi xử lý dòng Haswell-E và chipset Wellsburg X99, Intel cũng đã thực hiện một động thái đổi mới bộ nhớ lên chuẩn DDR4 mới. Dòng bộ nhớ DDR4 giờ đây cung cấp mức timings khá cao, bắt đầu từ khoảng CL15, tuy nhiên lại sử dụng ít điện năng tiêu thụ hơn. Cụ thể, dòng bộ nhớ DDR4 mặc định chỉ cần 1.2V tiêu thụ, trong khi dòng bộ nhớ DDR3 khởi điểm ở mức 1.5V.
    Bên cạnh đó, hầu hết các bộ kit DDR4 đều kích hoạt công nghệ Intel XMP 2.0 (Extreme Memory profile) và được chứng nhận có thể hoạt động tốt trên các đối tác bo mạch chủ như ASUS, GIGABYTE, MSI và ASRock. Với công nghệ bộ nhớ XMP này, bạn sẽ dễ dàng kích hoạt chúng trong BIOS và bộ nhớ của bạn sẽ được cấu hình với mức xung, timings và điện áp thích hợp, đảm bảo hiệu suất tốt nhất với mức độ ổn định tối đa.

    PCle Gen 3.0:
    Bộ vi xử lý dòng Haswell-E mang đến sự hỗ trợ đầy đủ khe cắm chuẩn PCl Express Gen 3 (PCle Gen 3.0) mang đến tốc độ truyền nhanh hơn gấp 2 lần so với thế hệ trước, cung cấp các giải pháp chơi game thế hệ tiếp theo một cách mạnh mẽ hơn. PCl Express Gen 3 có băng thông tăng gấp đôi tại mức 32 GB/s, cải thiện hiệu suất và khả năng tương thích tốt hơn so với khe cắm PCl Express hiện tại.

    PCle Lanes:
    Khi muốn lắp đặt hệ thống sử dụng đa card đồ họa (SLI/Crossfire), ta phải biết được khả năng hỗ trợ tốc độ xử lý trên các khe cắm PCle như sau:
    • Bộ vi xử lý Intel Core i7-5960X Haswell-E 8 nhân hỗ trợ 40 lanes.
    • Bộ vi xử lý Intel Core i7-5930K Haswell-E 6 nhân hỗ trợ 40 lanes.
    • Bộ vi xử lý Intel Core i7-5820K Haswell-E 6 nhân hỗ trợ 28 lanes.
    Do đó, bạn có thể chia các lane với nhiều sự kết hợp khác nhau:
    • 2 liên kết chạy tốc độ x16 + 1 liên kết chạy tốc độ x8.
    • 1 liên kết chạy tốc độ x16 + 3 liên kết chạy tốc độx8.
    • 1 liên kết chạy tốc độ x16 + 2 liên kết chạy tốc độ x8 + 2 liên kết chạy tốc độ x4.
    Lưu ý: Bộ vi xử lý Intel Core i7-5960X và Intel Core i7-5930K sẽ hỗ trợ nhiều cấu hình card đồ họa hơn với 2 card đầu chạy tốc độ x16 và cái thứ 3 chạy tốc độ x8. Trong khi bộ vi xử lý Intel Core i7-5820K chỉ hỗ trợ 1 card chạy tốc độ x16 + 1 card chạy tốc độ x8 + 1 card chạy tốc độ x4.

    III. Tổng quan bo mạch chủ GIGABYTE X99 SOC Force:
    Mẫu bo mạch chủ GIGABYTE X99 SOC Force được thiết kế theo chuẩn E-ATX với kích thước 30,5 x 26,4 cm. Đi kèm sản phẩm bao gồm sách hướng dẫn, đĩa CD cài đặt, cáp SATA và tấm ốp phía sau.

    • CPU hỗ trợ: Các bộ vi xử lý Intel Haswell-E.
    • Chipset: Intel X99 Express.
    • Khả năng lưu trữ: 10 cổng SATA 6Gb/s, 01 cổng M.2, Pcle 20 Gb/s và 01 cổng SATA Express.
    • Cổng kết nối: 04 cổng PCl-E 3.0 x 16, 03 cổng Pcle 2.0, 08 cổng USB 3.0 và 04 cổng USB 2.0.
    • Âm thanh: hỗ trợ âm thanh 8 kênh Realtek ALC1150.
    Khi xem xét mẫu sản phẩm, bạn sẽ nhận thấy rằng mẫu bo mạch chủ này sử dụng rất nhiều các cổng kết nối USB, 01 bộ giải mã tín hiệu âm thanh tích hợp Realtek ALC1150 kết hợp phần mềm đi kèm sử dụng các tụ điện đặc biệt, 01 cổng kết nối Internet tốc độ cao, 01 cổng PS/2 kết hợp có thể sử dụng cho bàn phím và chuột vô cùng hữu ích nếu cổng USB vấn đề.

    Có 04 khe PCle 3.0 x 16 và 03 khe PCle x 1 được trang bị, với các khe x16 là chuẩn PCl Express Gen 3.0, quá nhiều băng thông so với khả năng bộ vi xử lý chúng ta có thể hỗ trợ. Lưu ý rằng, bộ vi xử lý Core i7-5960X hoặc Core i7-5930K hỗ trợ tối đa 40 lane PCle Gen 3.0 trong khi bộ vi xử lý Core i7-5820K chỉ có thể hỗ trợ 28 lane PCle.

    Bên cạnh đó, bo mạch chủ này sở hữu khả năng lưu trữ khổng lồ với 10 cổng SATA 6 Gb/s hỗ trợ RAID RST và SRT và cấu hình SSD TRIM trên chuẩn RAID 0. 01 khe cắm thẻ nhớ M.2 PCl Express với băng thông 20 Gbps.

    Có 07 cổng USB 3.0 và 04 cổng USB 2.0 trong đó 01 cổng USB được GIGABYTE sơn màu trắng nhằm đánh dấu đó là cổng USB có chức năng Q-Flash. Có 01 nút OC và 01 nút chuyển đổi BIOS giúp bạn có thể chuyển đổi các thiết lập BIOS một cách dễ dàng.

    GIGABYTE cũng đã thiết lập lại hệ thống các nút trên bo mạch bao gồm nút nguồn, nút tăng/giảm CPU Ratio, nút tăng/giảm BLCK, nút OC Gear, OC Tag và OC Ignition. Một loạt các nút nhỏ hơn bên dưới bao gồm (từ trái sang phải) Clear CMOS, Clear pin, 02 nút thiết lập DTB trực tiếp vào BIOS và nút màu trắng là nút reset máy. Hai cần gạt bên cạnh là cần gạt chuyển đổi BIOS và OC, xa phía bên trái là khối công tắc các khe PCLe, quả là rất nhiều chức năng phong phú tuyệt vời cho người dùng.

    Bạn sẽ nhận được 08 khe cắm RAM DDR4 DIMM hỗ trợ bộ nhớ kênh quad-channel tối đa 64 GB bộ nhớ. Phía bên trái là bảng tín hiệu đèn LED hiển thị các mã trạng thái bo mạch chủ nhằm cung cấp cho người dùng xác định một cách trực quan các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.

    Ở đây, bạn có thể xem thấy các khe cắm PCl-Express 3.0 với băng thông tuyệt vời khi bạn sử dụng giải pháp đa card đồ họa. Cách giải thích tốc độ băng thông trên khe cắm PCl-Express dễ dàng nhất khi bạn thiết lập hệ thống card đồ họa như sau:
    • 1 GPU: x16
    • 2 GPU: x16, x16
    • 3 GPU: x16, x16, x8
    • 4 GPU: x16, x8, x8, x8
    Đây là chip giải mã âm thach tích hợp AMP-UP sử dụng lớp bảo vệ vật lý riêng biệt để bảo vệ chất lượng tín hiệu âm thanh, các linh kiện cao cấp được trang bị bao gồm tụ điện âm thanh Nhật Bản và bộ khuếch đại âm thanh mang đến cho âm thanh xuất ra có độ nét và độ rõ tốt.

    Ngoài ra, GIGABYTE còn thiết kế dãy đèn LED tinh tế màu cam bên dưới bo mạch chủ, sau khi bạn lắp đặt bên trong thùng máy, khi kích hoạt sẽ khiến thùng máy bạn trở nên sinh động hơn mặc dù với màu cam sẽ gây một chút khó khăn khi kết hợp tông màu với các thiết bị khác.

    IV. Tổng quan bộ nhớ Kingston DDR4-2400 32GB:

    Bộ nhớ DDR4 Kingston HyperX Furry được đóng gói trong hộp nhựa nhỏ gọn nhẹ, bên ngoài có ghi thông tin đầy đủ về sản phẩm.

    Khui hộp, ta có tất cả 04 module bộ nhớ, một sticker Hyper X nhỏ và hướng dẫn sử dụng cũng như chế độ bảo hành sản phẩm.

    Cũng giống như các bộ kit DDR4 khác, đây là bộ kit 32 GB, do đó, mỗi module là 8 GB với nhiều lựa chọn màu sắc khác nhau, tuy nhiên, trong thời điểm này, bộ nhớ DDR4 Fury chỉ có sẵn màu đen.

    Mặt trước tản nhiệt có thiết kế khá ấn tượng, bên trái là logo Fury, bên phải là logo HyperX và một logo DDR4 nhỏ hơn bên trên.

    Mặt sau tản nhiệt có thiết kế đơn giản, có sticker cho phép bạn biết thông tin sơ bộ về bộ kit như mã số, hãng sản xuất, mã vạch, …

    Không giống như bộ tản nhiệt HyperX Predator, bộ tản nhiệt dòng Fury có kích thước khiêm tốn hơn để giải phóng không gian, mang đến sự gọn nhẹ, thuận tiện khi lắp đặt bên trong máy, đặc biệt khi gắn bộ tản nhiệt công suất lớn dành cho CPU, đây được xem là một ưu điểm lớn trước các dòng RAM khác trên thị trường.

    Mặt trên bộ nhớ cũng được in logo HyperX bên trên để bạn có thể nhìn thấy chúng nếu đặt trong thùng máy có cửa kính trong suốt.

    Đặc điểm kỹ thuật:
    • Dễ lắp đặt: Tính năng plug-and-play.
    • Độc đáo: Thiết kế tản nhiệt thấp, màu đen đồng bộ với bo mạch.
    • Chất lượng tin cậy: được kiểm định 100% tại nhà máy trước khi xuất xưởng.
    • Khả năng tương thích: được thử nghiệm với toàn bộ bo mạch chủ của các thương hiệu nổi tiếng.
    • Bảo hành: trọn đời, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.
    • Dung lượng: Kit dung lượng 32 GB
    • Xung nhịp: 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz.
    • Độ trễ CAS: CL14 – CL15
    • Hiệu điện thế: 1.2V
    • Kích thước: 133.35 mm x 34.24 mm
    • Tương thích: với chipset X99
    V. Giao diện BIOS UEFI mới:
    Cũng giống như nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ khác, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ cấu hình BIOS từ giao diện BIOS UEFI mới từ GIGABYTE, cung cấp giao diện sử dụng thân thiện để kích hoạt các tính năng một cách linh hoạt hơn thay vì giao diện BIOS truyền thống.
    Dưới đây là một số ảnh chụp giao diện BIOS UEFI cùng một vài tính năng. Phải thừa nhận rằng, GIGABYTE đã có một sự cải thiện đáng kể so với màn hình BIOS cổ điển.




    VI. Hệ thống đánh giá:

    Hệ thống dùng để kiểm tra có cấu hình như sau:
    • Cấu hình chi tiết:

    • Hình ảnh hệ thống:
    [replacer_img]





    Dưới đây là danh sách các phần mềm chuẩn mà chúng ta sử dụng để kiểm tra hiệu năng sản phẩm:
    • SiSoftware Sandra Memory Bandwidth Benchmark
    • SiSoftware Sandra Cache & Memory Latency Benchmark
    • SiSoftware Cache Bandwidth Benchmark
    • AIDA64 Cache & Memory Benchmark
    • Cinebench R15 Multi-threaded test
    • 3DMark Fire Strike Physics test
    VII. Khả năng ép xung:
    Khả năng ép xung trên bo mạch chủ X99 khá dễ dàng, chỉ cần thay đổi tần số xung trong BIOS với mức
    timings khuyến cáo theo hãng sản xuất.


    Bộ kit HyperX Fury có mức xung mặc định là 2400 MHz
    Bộ nhớ kit này có mức xung mặc định là 2400 MHz, bước tiếp theo của chúng tôi sẽ là 2667 MHz, và bộ nhớ vẫn hoạt động tốt mà không gặp bất cứ một vấn đề gì cả.


    Khả năng ép xung lên mức 2667 MHz dễ dàng và vẫn hoạt động ổn định ở mức timings chuẩn 15-17-17-35-2T
    Cuối cùng, chúng tôi đẩy lên mức xung 3000 MHz, một mức xung cao mà các bộ nhớ DDR4 khác khó có thể đạt tới. Để có được mức xung cao như vậy, chúng tôi đã thiết lập CPU Strap thành 1.25 và giảm tần số CPU xuống để khiến hệ thống hoạt động ổn định tại mức điện áp 1.4V.


    Với mức xung 3000 MHz, HyperX Fury vẫn hoạt động bình thường và ổn định, mức timings được nới ra là 16-18-18-37-2T

    VIII. Kết quả:

    Để bắt đầu, chúng ta sẽ sử dụng bộ phần mềm Sandra của hãng SiSoftware. Thử nghiệm đầu tiên là chuẩn Memory Bandwidth với tiêu chí điểm càng cao càng tốt.

    Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra Cache và Memory Latency nhằm biết được độ trễ của RAM, điểm số càng thấp càng tốt.

    Cuối cùng của bộ phần mềm Sandra là kiểm tra băng thông Cache với điểm số càng cao càng tốt.


    Tiếp theo là bài kiểm tra sử dụng phần mềm AIDA64, phần mềm này đã tích hợp sẵn bộ công cụ kiểm tra Cache và Memory nhằm đo lường tốc độ đọc, ghi, sao chép và độ trễ của bộ nhớ. Đối với việc đọc, ghi và sao chép, điểm số càng cao càng tốt, đối với độ trễ của bộ nhớ, điểm càng thấp càng tốt.


    Tiếp theo là phần mềm Cinebench R15. Phần mềm này sẽ đánh giá việc xử lý cảnh 3D thực tế. Tất cả các công việc xử lý được thực hiện bởi CPU, trong đó, bộ nhớ và tốc độ bộ nhớ tạo nên sự khác biệt đáng kể. Bài kiểm tra được thực hiện ở chế độ Multi-Thread, điểm số càng cao càng tốt.

    Chúng ta sẽ kiểm tra tốc độ xử lý hiệu ứng vật lý thông qua phần mềm 3DMark trong bài kiểm tra Fire Strike. Chúng ta chỉ lấy điểm số Physics do điểm số này chịu ảnh hưởng bởi tốc độ bộ nhớ, một lần nữa, điểm số càng cao càng tốt.

    So sánh với một số bộ nhớ DDR4 khác trên thị trường hiện nay để chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn về hiệu năng cũng như tốc độ mà bộ kit HyperX Fury mang lại.

    IX. Nhận xét:



    Về bộ nhớ, thật tuyệt vời khi hãng Kingston sản xuất bộ kit DDR4 HyperX thứ hai, mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn khi tìm kiếm cho mình bộ nhớ DDR4 hiệu suất cao với mức giá thích hợp. Trong khi bộ kit DDR4 đầu tiên của hãng Kingston, dòng HyperX Predator có mức hiệu suất tốt, tuy nhiên lại sở hữu tản nhiệt khá cao, gây ra vấn đề về không gian lắp đặt đối với một số khách hàng thì với bộ kit HyperX Fury mới này, bạn sẽ không phải gặp vấn đề về việc lắp đặt cũng như mang đến sự gọn gàng, dễ dàng thao tác hơn. Với thiết kế màu đen của mình, mẫu sản phẩm HyperX Fury sẽ phù hợp với nhiều bo mạch chủ khác nhau trên thị trường, mang đến phong cách riêng cho từng hệ thống mà người dùng trang bị.
    Bên cạnh hiệu suất mang lại ở mức xung 2400 MHz cùng với timings 15-15-15-35 mức 1.2V, tác giả ấn tượng với khả năng ép xung lên mức 3000 MHz hoàn toàn ổn định với timings thấp, hiệu suất được nâng cao mà ta khó có thể chỉnh được khi sử dụng các bộ nhớ DDR4 khác trên thị trường. Bên cạnh đó, về mặt kinh tế, để có thể sở hữu một bộ kit mức 3000 MHz hiện nay, bạn phải đầu tư một khoảng chi phí trên 600$ trong khi với mức giá 469$ của sản phẩm HyperX Fury, bạn đã có thể đạt tốc độ 3000 MHz mà tính ổn định vẫn được đảm bảo, đây là một mức giá khá hấp dẫn mà chúng ta nên xem xét khi chuẩn bị trang bị bộ nhớ DDR4 cho hệ thống một cách hợp lý.


    • Hiệu suất tổng thể cao
    • Bảo hành trọn đời
    • Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, ít chiếm không gian hệ thống
    • Khả năng ép xung cao, ổn định với mức timings thấp
    • Sở hữu XMP Profile dành cho những khách hàng không chuyên về công nghệ


    Về bo mạch chủ, GIGABYTE X99 SOC Force là một bo mạch chủ cao cấp, được trang bị tất cả những gì cần thiết cho việc sử dụng trong thời gian dài như 10 cổng SATA 6 Gbps, âm thanh HD 7.1 kênh được cải thiện nhờ vào bộ giải mã âm thanh Realtek ALC150 kết hợp với bộ khuếch đại có khả năng hỗ trợ những bộ tai nghe cao cấp có trở kháng lên đến 600 Ohms.

    • Khả năng ép xung tốt
    • Hỗ trợ hệ thống âm thanh 7 kênh chất lượng cao
    • Hỗ trợ ép xung RAM lên mức 3000 MHz
    • Hỗ trợ giải pháp đa card đồ họa SLI và Crossfire
    • Tính năng Dual-BIOS khắc phục lỗi BIOS
    Cả hai sản phẩm xứng đáng được danh hiệu Best Buy - Sản phẩm đáng mua nhất do nhóm TestLab trao tặng.


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2016
    Bài viết
    0
    ặc ặc X99 DDR4 32GB bus 3000MHz và 5960X chủ thớt khiến mình tăng xông máu!!!!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Chỉ có ai từng xài DDR4 mới hiểu, 3000MHz là rất khó lên đặc biệt 32GB lại càng khó, như thế mới biết cặp FURY này cực ngon!!! mà giá thì chắc cũng ít có chua lắm đây!!!!!!!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Trích dẫn Gửi bởi treghe
    ặc ặc X99 DDR4 32GB bus 3000MHz và 5960X chủ thớt khiến mình tăng xông máu!!!!
    mua thuốc về uống đi bác!!!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    Trích dẫn Gửi bởi dzinhdzuan
    mua thuốc về uống đi bác!!!
    Thôi để dành tiền mua main với card!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •